Hotline: 091 802 8809 | Hỗ trợ kỹ thuật: 097 682 7735 - 097 515 8809 - 091 802 8809

Kiến nghị các phương án sửa đổi quy định về tài chính đất đai và nhà đất

Ngày đăng: 15:39 02/11/2018
Hàng loạt phương án sửa đổi, bổ sung quy định về tài chính đất đai và giá đất được đưa ra nhằm giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản.

Ngày 2.11, trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng… kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất 3 phương án sửa đổi, bổ sung quy định về tài chính đất đai và giá đất.


Theo đó, phương án 1 là về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước. Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần và giao thẩm quyền cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và giá đất cụ thể để phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.
 
Phương án 2 vẫn giữ cơ chế Chính phủ ban hành khung giá đất phù hợp với các khu vực, trước hết là đối với khu vực các đô thị đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM; khu vực các đô thị loại 1; khu vực các đặc khu kinh tế; khu vực các thành phố trực thuộc trung ương (còn lại); khu vực miền núi phía bắc; khu vực trung du Bắc bộ; khu vực đồng bằng Bắc bộ; khu vực Tây nguyên; khu vực bắc miền Trung; khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa; khu vực nam miền Trung; khu vực miền đông Nam bộ; khu vực miền tây Nam bộ.

Căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành bảng giá đất theo nguyên tắc giá đất phù hợp thị trường, có giá trị 5 năm, nhưng hằng năm được xem xét, điều chỉnh bằng hệ số điều chỉnh giá đất (k). Khung giá đất cần có biên độ rộng hơn và không khống chế trần giá đất của bảng giá đất các địa phương như hiện nay, Nghị định 44 quy định mức giá đất cao nhất của địa phương không được cao hơn 30% so với mức giá đất tối đa trong khung giá đất; mức giá đất thấp nhất lại không được thấp hơn mức giá đất thấp nhất trong khung giá đất đối với từng loại đất, mà cần giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Trên cơ sở đó, bổ sung vào điều 107 luật Đất đai “Thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, với mức thu bằng 15% bảng giá đất (bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất k) do UBND cấp tỉnh ban hành".

Phương án 3 (nếu phương án 1 hoặc phương án 2 đều không được chấp thuận) cho phép doanh nghiệp (người sử dụng đất) được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố khi thẩm định giá đất dự án của đơn vị mình. Cho phép doanh nghiệp (người sử dụng đất) được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Sở Tài chính khi xem xét chi phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp. Cho khấu trừ chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng rồi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý vào tiền sử dụng đất phải nộp.
 
Bãi bỏ cơ chế đấu thầu rộng rãi qua mạng internet hiện nay chỉ chọn đơn vị chào thầu với giá thấp nhất được trúng thầu mà thay thế bằng cơ chế đấu thầu rộng rãi nhưng với tiêu chí chọn đơn vị tư vấn xác định giá đất có năng lực, có phương án xác định giá đất tối ưu, chứ không phải chọn đơn vị có giá thấp nhất. Sửa đổi Khoản 3 Điều 114 luật Đất đai theo hướng giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể do UBND cấp huyện trong trường hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời bổ sung đại diện người có đất thu hồi vào thành phần Hội đồng định giá đất.

DiaOc24G.com/Theo Thanh Niên.

Tin tức nổi bật

CHÚNG TÔI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

NẠP TIỀN BẰNG THẺ CÀO